Mô tả
Trám răng là gì và quy trình trám răng có phức tạp không?
Khi gặp phải những trường hợp như răng sâu, răng sứt mẻ, nhiều người thường được chỉ định rằng nên thực hiện trám răng. Trám răng là kĩ thuật nha khoa tương đối phổ biến, nhưng để hiểu một cách kĩ càng trám răng là gì và quy trình trám răng diễn ra như thế nào thì không phải ai cũng biết.
1. Trám răng là gì?
Trám răng là hình thức bổ sung men răng nhân tạo nhằm phục phục hồi mô răng, chức năng cho răng và để làm cho răng đẹp lên một cách toàn diện cả về hình thể cũng như màu sắc của răng.
Trám răng được thực hiện với những mục đích như:
– Điều trị và ngăn ngừa bệnh lý về răng: Bằng cách dùng men răng để phủ bên ngoài nhằm cách ly răng với các tác động có hại từ axit, thực phẩm, lực nhai, nhiệt độ…
– Làm răng trắng bóng hơn: Bằng cách dùng một lớp men răng mỏng phủ lên toàn bộ thân răng để che đi những chiếc răng bị vàng ố, xỉn màu.
– Phục hồi răng, chỉnh lại hình thể cho răng: Bằng cách bổ sung men răng nhân tạo để khôi phục vào phần men răng bị khuyết thiếu để hoàn thiện lại hình thể cho răng. Phương pháp này thường áp dụng cho các răng bị vỡ, mẻ.
Trám răng không hề phức tạp mà ngược lại, nó là kĩ thuật nha khoa được thực hiện khá đơn giản, dễ dàng, nhanh chóng. Tuy nhiên, để chất lượng của ca hàn trám răng đạt được cao nhất, cần được thực hiện bằng một quy trình chuẩn, an toàn và chính xác.
2. Quy trình trám răng diễn ra như thế nào?
Quy trình trám răng chuẩn và đầy đủ sẽ không thể thiếu 3 bước cụ thể như sau:
Bước 1: Thăm khám và tư vấn
Ở bước đầu tiên của quy trình hàn răng, các bác sĩ sẽ khám tổng quát tình hình răng miệng của bệnh nhân và vùng răng cần điều trị nhằm đưa ra phương án điều trị thích hợp nhất.
Ngoài ra các bác sĩ cũng giới thiệu cho bệnh nhân các loại vật liệu hàn răng khác nhau, ưu nhược điểm, giá cả của từng loại để bệnh nhân đưa ra quyết định lựa chọn. Sau đó, vùng răng cần hàn cũng như toàn bộ khoang miệng sẽ được làm sạch để quá trình diễn ra sạch sẽ, an toàn nhất.
Bước 2: Trám răng
Bằng việc sử dụng một loại vật liệu chuyên dụng, nha sĩ sẽ tiến hàng trám bít vào những mô răng bị khuyết thiếu, chiếu đèn laser với mục đích là làm đông cứng vết hàn lại.
Sau đó, nha sĩ sẽ kiểm tra lại vùng răng vừa hàn một lần nữa xem đã đảm bảo hay chưa, có thể tiến hành đánh bóng để vết hàn đạt hiệu quả thẫm mỹ tối đa. Trong một số trường hợp được bác sĩ chỉ định, có thể tiến hành gây tê tại chỗ trước khi tiến hành hàn răng.
Bước 3: Tư vấn cách vệ sinh, chăm sóc răng sau hàn trám
Sau khi kết thúc quá trình trám răng, bác sĩ sẽ tư vấn một cách kĩ càng và chi tiết việc chăm sóc răng miệng như thế nào cho đúng cách, khoa học, nhằm giúp trám răng đạt được hiệu quả lâu dài nhất. Bên cạnh đó, cũng không nên bỏ qua việc thăm khám sức khỏe răng miệng định kì 6 tháng/lần để các nha sĩ có thể kiểm tra tình trạng vết trám và đưa ra những phương án xử lý kịp thời nếu có các vấn đề phát sinh.